THƯ KHẨN CỦA 144 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KÍNH GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 30 tháng 10 năm 2012
Kính gửi: Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang
Tiếp theo thư của các cháu sinh viên trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh gửi Chủ tịch Nước ngày 20.10. 2012 và nhằm hậu thuẫn cho đề nghị chính đáng của sinh viên, chúng tôi, những người ký tên dưới đây, trân trọng kính gửi đến Chủ tịch Nước những ý kiến và kiến nghị sau đây.Vừa qua, theo dõi thông tin trên mạng, chúng tôi hết sức bức xúc về tin nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên, trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm, bị công an bắt. Công an chỉ mới thừa nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên dù trước đó họ phủ nhận. Bạn học của Phương Uyên cho biết khi tràn vào phòng trọ bắt cô hôm 14/10, công an chỉ nói lý do là “để điều tra về các truyền đơn chống Trung Quốc” mà không hề có bất kỳ một lệnh bắt hay một văn bản nào. Sau 10 ngày kể từ khi sinh viên này bị bắt, gia đình Phương Uyên mới chính thức nhận được thông báo của công an tỉnh Long An về việc bắt giữ người để điều tra về hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo điều 88”.
Hầu hết bạn bè đều nói rằng, Phương Uyên, Ủy viên Ban Chấp hành Chi đoàn Thanh niên Lớp 10CDTP1 của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là “một người bạn tốt, hiền ngoan và học giỏi, rất năng động trong những hoạt động của trường lớp, hòa đồng với bạn bè…”. Mẹ của Phương Uyên thì cho biết đã được công an thông báo lý do bắt giữ cô là vì tội “tuyên truyền chống Nhà nước”. Bà nói: “Theo lời thuật lại của cháu Phương ở chung phòng với nó nói là Uyên bị bắt vì làm bốn câu thơ chốngTrung Quốc. Nói vậy chứ không biết rõ ràng, nhưng thực chất cháu Uyên ghét Trung Quốc thì khi tôi lên công an phường Tây Thạnh thì tôi mới biết. Người ta kể lại là cháu Uyên trả lời mấy chú công an là nó rất ghét Trung Quốc. Nếu như cháu Uyên ghét Trung Quốc thì tôi nghĩ nó không sai trái gì hết.
Những bạn cùng lớp của Nguyễn Phương Uyên tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh đã viết một đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chủ tịch Nước để xin can thiệp giúp cho Nguyễn Phương Uyên sớm trở về với gia đình, với trường lớp và thầy cô. Bức thư viết: “Về việc làm của bạn Nguyễn Phương Uyên xét cho cùng tất cả đều xuất phát từ tinh thần yêu nước của tuổi trẻ. Đã là tuổi trẻ thì luôn thể hiện tinh thần và thái độ của mình một cách trong sáng dù đôi khi bồng bột, luôn muốn thử sức mình và đôi khi phải chịu đựng sự vấp ngã trong cuộc sống. Tuy nhiên, dù với cách thức thể hiện như thế nào, chúng cháu luôn luôn tin rằng tận trong thâm tâm của bạn Nguyễn Phương Uyên vẫn mang tinh thần giống như những gì mà bác đã gửi đến chúng cháu nhân ngày Quốc Khánh 2 tháng 9: “Phải biết hổ thẹn với tiền nhân, với những bậc tiên liệt về những yếu kém, khuyết điểm của mình đã cản trở bước đi lên của dân tộc. Hổ thẹn không phải để bạc nhược, mất ý chí mà để vươn lên gấp hai, gấp ba, để tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi.
Trong chúng tôi cũng có những người đã từng đứng trên bục giảng và hiểu được tâm trạng của tuổi trẻ. Có những người từng là tù Côn Đảo trước 1975,vốn từng trải qua tâm trạng của tuổi thanh niên bị kẻ thù giam cầm khủng bố khi tham gia cách mạng, có người bị chính quyền của chế độ cũ bắt không cho gia đình biết theo kiểu cách như công an ta vừa bắt cô sinh viên 20 tuổi Phương Uyên cũng trạc tuổi chúng tôi dạo ấy, nhằm lung lạc tinh thần tuổi trẻ và gây hoang mang cho gia đình. Tâm trạng của chúng tôi khi ấy là chỉ thầm mong sao cha mẹ mình biết tin, chứ bản thân mình vốn đã xác định “dấn thân vô là phải chịu tù đày, là gươm kề tận cổ, súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa”,vì vậy“Dù ai ngon ngọt nuông chiều, cũng không nói yêu thành ghét. Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu” như những dòng thơ mà chúng tôi đã thuộc nằm lòng từng giục giã tuổi trẻ có lương tri, biết sống cuộc sống có ý nghĩa, không chỉ “hiền ngoan” để trở thành phường “giá áo túi cơm”, khuất phục trước cường quyền, áp bức và bất công.
Trên bục giảng cũng như trong cuộc sống gia đình và trên đường phố, đường làng, chúng tôi từng dạy dỗ con cháu mình phải sống có hoài bão cao đẹp, biết rèn luyện phẩm chất và trí tuệ để trở thành người hữu ích cho xã hội. Chừng nào Biển Đông còn dập dồn những con sóng xâm lược của các thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh thì tuổi trẻ Việt Nam phải nung nấu và tỏ rõ tinh thần yêu nước, khí phách quật cường của Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Lê Lợi, Nguyễn Huệ từng viết nên những trang sử vàng của dân tộc, từng khắc trên cánh tay hai chữ Sát Thát, đánh tan tác quân xâm lược “ra đến biển chưa thôi trống ngực, về đến Tàu còn đổ mồ hôi” như Nguyễn Trãi từng viết trong “Bình Ngô Đại cáo”! Phải thường xuyên nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay phải biết căm ghét, phỉ nhổ những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống do “úy tử tham sinh”, muốn “ngôi cao, lộc lớn” đã hèn nhát cúi đầu theo giặc, treo một tấm gương nhơ bẩn trong lịch sử, muôn đời bị nhân dân nguyền rủa.
Chính vì thế, khi cháu Phương Uyên vì lòng yêu nước, ghét kẻ thù xâm lược, không chịu “hiền lành, ngoan ngoãn” như bản tính vốn có của cháu, mà dám dấn thân vào chuyện “mạo hiểm”, thì những người làm cha chú như chúng ta, trong đó có Chủ tịch Nước, cần phải ứng xử như thế nào với cháu, người cùng trang lứa với Võ Thị Sáu, Quách Thị Trang trước đây? Phải chăng cháu Phương Uyên đã thực hiện mơ ước mà nhiều người trong số chúng tôi, khi đứng trên bục giảng, đã từng giải thích cho sinh viên “Nếu tôi không cháy lên, Nếu anh không cháy lên, Nếu chúng ta không cháy lên, Thì làm sao / Bóng tối / Có thể trở thành / Ánh sáng?”.
Hành động của Phương Uyên biểu tỏ khí phách của tuổi trẻ, cho dù có bị quy kết thế nào, thì trước hết cũng phải thấy rằng cô đã biểu thị một phẩm chất đáng quý, có tác dụng cổ vũ, động viên thanh niên biết sống vì mục đích cao đẹp, yêu nước chống xâm lược, sao lại bắt giam và hành hạ cháu? Cũng như vậy, với những thanh niên yêu nước khác đang bị bắt giam và kết án rất nặng, và mới đây thôi, người viết các bài hát nói lên nỗi phẫn nộ trước việc Trung Quốc gây hấn tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đã bị quy tội là chống nhà nước để xử tù người nhạc sĩ yêu nước Việt Khang, thì như vậy có phải là đã làm xấu gương mặt của đất nước trước thế giới không?
Chẳng phải Chủ tịch Nước, trong các cuộc tiếp xúc cử tri vừa rồi cũng đã nói đến những bức xúc của dân về vấn đề Biển Đông và nhấn mạnh rằng “chủ quyền đất nước là thiêng liêng, chúng tôi không bao giờ lơi lỏng vấn đề này”, đó sao? Khi cháu Phương Uyên cũng như nhiều thanh niên cùng trang lứa với cháu thực hiện ý nguyện đó bằng hành vi cụ thể của mình chứ không bằng những lời nói suông, thì chúng ta phải động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện cho họ hành động, nếu cần thì đối thoại với họ chứ sao lại dung dưỡng cho sự trấn áp thô bạo nhằm khủng bố và triệt tiêu những tư tưởng và hành vi yêu nước của tuổi trẻ?
Chẳng lẽ bao nhiêu xương máu của nhiều thế hệ Việt Nam đổ ra để rồi đất nước sẽ lại phải chứng kiến những sự kiện Quách Thị Trang, Trần Văn Ơn mới với những hành vi trấn áp bạo tàn mới theo kiểu phát xít hóa đời sống xã hội?
Kính thưa Chủ tịch Nước,
Bức xúc trước thời cuộc, trong chúng tôi đã có những người ký tên vào Thư Ngỏ ngày 6.8.2012, trong đó đã nói rõ: “Nhân dân đang đòi hỏi khẩn trương xây dựng luật bảo đảm thực hiện quyền biểu tình của công dân đã ghi trong Hiến pháp. Chúng tôi cho rằng chính quyền nước ta cùng với ý thức làm chủ của nhân dân ta hoàn toàn có đủ khả năng bảo đảm các cuộc biểu tình phản đối hành động xâm lược, bành trướng của Trung Quốc diễn ra ôn hòa, trật tự, đúng mục đích. Điều có thể làm ngay để biểu thị quyết tâm cải cách chính trị hợp lòng dân là chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước; trả tự do cho những người bị giam giữ vì bất đồng chính kiến, chỉ công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình mà đã và đang bị kết án hình sựCũng trên tinh thần đó, một số trong chúng tôi đã ký vào Đề nghị ngày 27.7.2012 của 42 nhân sĩ trí thức gửi đến Thường trực Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Thường trực Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị có chủ trương tổ chức biểu tình để biểu thị tình cảm, ý chí của người dân thành phố trước hành động gây hấn mưu toan độc chiếm Biển Đông của thế lực hiếu chiến trong giới cầm quyền Bắc Kinh. Thế nhưng, cho đến nay, ngoài việc một vị Phó Chủ tịch UBNDTPHCM tiếp ba trong số 42 nhân sĩ, trí thức ký tên vào văn bản đề nghị nói trên với những lời giải thích loanh quanh không cho thấy một hướng giải quyết nào, thì hiện chưa có thêm bất cứ hồi âm cụ thể nào.
 Chúng tôi nhắc lại ý kiến này nhằm biểu tỏ ý chí của chúng tôi trước họa xâm lược, đòi hỏi cần phải có hành động mạnh mẽ để nhà cầm quyền Trung Quốc hiểu rằng, bất cứ mưu ma chước quỷ quen thuộc hay nham hiểm mới mẻ nào cũng không thể lừa bịp được nhân dân Việt Nam, trong đó có giới trí thức và tuổi trẻ Việt Nam. Chúng tôi biểu tỏ quyết tâm sát cánh với tuổi trẻ yêu nước với bản lĩnh kiên cường không nao núng trước cường quyền và bạo lực của con cháu chúng ta, mà cháu Phương Uyên là một ví dụ, nhằm động viên cổ vũ họ rèn luyện và phấn đấu để xứng đáng với cha anh đã kiên cường, quật khởi trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Chính vì thế, chúng tôi nhắc lại một lần nữa những điều đã nêu trong các Thư ngỏ ngày 6.8.2012 và Đề nghị ngày 27.7.2012: “chấm dứt các hành động trấn áp, quy kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước”, đặc biệt là chấm dứt hành động đàn áp, khủng bố những thanh niên yêu nước đã dám dấn thân vào các hành động cứu nước một cách cụ thể, trong sáng và mạnh mẽ.
Trước mắt, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước đòi cơ quan có trách nhiệm phải công khai giải thích về việc bắt giam cháu Nguyễn Phương Uyên một cách tùy tiện, trái pháp luật. Cũng đã từng có những vụ bắt bớ không theo đúng quy định của pháp luật mà vụ này là thô bạo và trắng trợn nhất, gây phẫn nộ trong công luận trên cả nước và thế giới. Vì vậy, chúng tôi đề nghị Chủ tịch có chỉ thị cụ thể cho việc xử lý có tình, có lý đối với hành vi yêu nước của một cô gái 20 tuổi đã dám biểu tỏ bằng hành động cụ thể tinh thần dân tộc và lòng căm thù quân xâm lược cho dù hành động đó có bị quy kết vào bất cứ tội trạng nào.
Thực hiện điều đó chính là một biểu hiện cụ thể khiến cho bất cứ người dân nào, đặc biệt là đối với con cháu chúng ta đang ngồi trên ghế nhà trường đều hiểu được rằng: đoàn kết, hòa hợp dân tộc, đặt Tổ quốc lên trên hết là đòi hỏi sống còn của đất nước ta trong bối cảnh mới của thế giới với những biến động khó lường trong khi họa ngoại xâm lại đang rình rập đất nước ta từng phút, từng giờ.
Vì những lý do đã trình bày ở trên, chúng tôi đề nghị Chủ tịch Nước, với trọng trách của mình, chỉ thị cho các cơ quan có trách nhiệm trả tự do ngay cho cháu Nguyễn Phương Uyên để cháu nhanh chóng trở lại nhà trường, tiếp tục nhiệm vụ học tập như mong muốn của các bạn cháu trong thư gửi Chủ tịch Nướcđể cháu “tiếp tục đi tới với tư thế vững vàng, khí phách hiên ngang vốn là truyền thống dân tộc, góp phần làm cho đất nước ta phát triển và trường tồn mãi mãi” mà Chủ tịch đã phát biểu.
Chúng tôi cũng đề nghị Chủ tịch xem xét, rà soát lại những bản án đã xử rất nặng những người yêu nước biểu tỏ sự bất đồng chính kiến bằng tư tưởng mà không có hành vi bạo động nào nguy hại đến lợi ích quốc gia như người ta đã quy kết. Những bản án đó chính là sự phá hoại uy tín của Nhà nước, bôi xấu hình ảnh của Việt Nam trước thế giới hơn bất cứ hành động phá hoại nào mà công an đang ra sức truy lùng và đàn áp.
Chúng tôi nghĩ, bạo lực và trấn áp không thể nào là phương thuốc chữa trị những yếu kém của tình hình đất nước hiện nay thay vì thực hiện một cách trung thực lời dạy của Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa của thế giới, nhà chính trị lỗi lạc bậc nhất của nước ta: “việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”.
Càng quay cuồng với bạo lực và trấn áp càng bộc lộ tính phi nhân nghĩa và không thể nào an dân khi mà lòng dân đang hết sức bất an trước họa xâm lăng, trước bầy sâu tham nhũng đang nhung nhúc đục khoét cơ thể đất nước, khi một “bộ phận không nhỏ những người cầm quyền đang thoái hóa biến chất” chưa bị xử lý để lấy lại lòng tin của dân. Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật và nói lên sự thật đau xót đó để có những quyết sách an dân khi lòng dân đang phẫn nộ, đặc biệt là thế hệ trẻ, chứ không thể bằng biện pháp “phát xít hóa” đã từng là giải pháp bế tắc mà lịch sử đã cho thấy đó là cách giải khát bằng thuốc độc!
Kính gửi đến Chủ tịch lời chào trân trọng và kính chúc Chủ tịch dồi dào sức khỏe để tiếp tục những điều mà Chủ tịch đã bộc bạch và hứa hẹn với cử tri trong những cuộc tiếp xúc vừa qua.
Sao kính gửi:
Văn phòng Thủ tướng Chính phủ
Văn phòng Chủ tịch Quốc hội
Văn phòng Trung ương Đảng
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI CÙNG KÝ TÊN:
1.Hoàng TụyGS TS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Viện IDSHà Nội
2.Ngô Bảo ChâuGS TS, Đại học Chicago, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán của Việt Nam (VIASM)Hoa Kỳ
3.Ngô Huy CẩnGS TSKH, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamHà Nội
4.Trần Lưu Vân HiềnPGS TSHà Nội
5.Trần Việt PhươngNguyên thành viên Viện IDSHà Nội
6.Trần Đức NguyênNguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Trưởng Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủHà Nội
7.Phaolô Nguyễn Thái HợpGiám mục Giáo phận VinhNghệ An
8.Nguyễn Đình ĐầuNhà nghiên cứuTP HCM
9.Bùi Ngọc TấnNhà vănHải Phòng
10.Hồ Ngọc NhuậnỦy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin SángTP HCM
11.Huỳnh Tấn MẫmBác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975TP HCM
12.Lê Hiếu ĐằngNguyên Phó Tổng thư ký UBTƯ Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch UB MTTQ Việt Nam TP HCM, đại biểu HĐND TP. HCM khóa IV, VTP HCM
13.Lê Công GiàuNguyên Phó Bí thư thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Tổng Công ty Du lịch Thành phố (Saigontourist)TP HCM
14.Nguyễn Quang ATS, nguyên Viện trưởng Viện IDSHà Nội
15.Phùng Liên ĐoànTS, chuyên viên an toàn điện hạt nhân, Oak Ridge, TennesseeHoa Kỳ
16.Nguyễn Huệ ChiNguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt NamHà Nội
17.Phạm ToànNhà giáoHà Nội
18.Nguyễn Thế HùngGT TS, Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng thư ký Hội Cơ học Thủy khí Việt NamĐà Nẵng
19.Trần Văn ThọGS TS, Đại học Waseda, TokyoNhật Bản
20.Trần Quốc ThuậnLuật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hộiTP HCM
21.Nguyên NgọcNhà văn, nguyên thành viên Viện IDSHà Nội
22.Nguyễn TrungNguyên thành viên Viện IDS, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái LanHà Nội
23.Tương LaiNguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Viện IDS, nguyên thành viên Tổ Tư vấn và Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủTP HCM
24.Chu HảoNguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên thành viên Viện IDS, Giám đốc Nhà xuất bản Tri ThứcHà Nội
25.Lê Đăng DoanhTS, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ươngHà Nội
26.Phạm Duy HiểnGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDSHà Nội
27.Hoàng DũngPGS TS, Đại học Sư phạm TP HCMTP HCM
28.Tống Văn CôngNguyên Tổng Biên tập báo Lao ĐộngTP HCM
29.Đào HùngPhó Tổng biên tập Tạp chí Xưa & Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt NamHà Nội
30.Huỳnh Công MinhLinh mụcTP HCM
31.Huỳnh Kim BáuNguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh (nay là Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh)TP HCM
32.Phạm Xuân PhươngĐại tá, Cựu chiến binhHà Nội
33.Nguyễn Thị Ngọc ToảnĐại tá, Giáo sư bác sĩ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Sản, Quân y Viện 108Hà Nội
34.Tô Văn TrườngTS, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền NamTP HCM
35.Nguyễn Xuân DiệnTS, Viện Hán NômHà Nội
36.Kha Lương NgãiNguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóngTP HCM
37.Trần Văn LongNguyên Phó Bí thư Thành Đoàn TP HCM, nguyên Phó giám đốc Công ty Du lịch TP HCM (Saigontourist)TP HCM
38.Trịnh Đình BanLuật sư, nguyên Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCMTP HCM
39.Hồ Ngọc CứLuật gia, nguyên Phó Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về dân chủ và pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt NamTP HCM
40.Hạ Đình NguyênNguyên Chủ tịch Ủy ban Hành động thuộc Tổng Hội Sinh viên Học sinh trước 1975TP HCM
41.Cao LậpCựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình QuớiTP HCM
42.Tạ Duy AnhNhà vănHà Nội
43.Hoàng HưngNhà thơTP HCM
44.Thanh ThảoNhà thơ, Phó Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt NamQuảng Ngãi
45.Lưu Trọng VănNhà báoTP HCM
46.Lê Hiền ĐứcGiải thưởng Liêm chính năm 2007 của Tổ chức Minh bạch Quốc tếHà Nội
47.Trần Thanh VânKiến trúc sưHà Nội
48.Trần Thị Băng ThanhPGS TS, nguyên cán bộ Viện Văn họcHà Nội
49.Phạm Khiêm ÍchGS TS, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Thông Tin thuộc UBKHXHVN trước đâyHà Nội
50.Lê Văn TâmCựu Chủ tịch “Tổ chức người Việt tại Nhật Bản đấu tranh cho Hòa bình và Thống Nhất đất nước”, nguyên Chủ tịch Tổng hội Người Việt Nam tại Nhật BảnNhật Bản
51.Đặng Đình CungME, DS, DBAPháp
52.Vo Van GiapKỹ sư, Toronto, OntarioCanada
53.Khương Quang ĐínhChuyên gia công nghệ thông tin, ParisPháp
54.Đoàn Viết HiệpPháp
55.Trần Minh KhôiKỹ sư điện toán, BerlinĐức
56.Hà Sĩ PhuTSĐà Lạt
57.Nguyễn Thanh GiangTSHà Nội
58.Nguyễn Đăng HưngGS TS, Giáo sư Danh dự Thực thụ Đại Học Liège, BỉTP HCM
59.Vũ Quang ViệtNguyên chuyên viên cấp cao về thống kê kinh tế của Liên Hiệp QuốcHoa Kỳ
60.Trần Hải HạcNguyên PGS Đại học Paris 13Pháp
61.Lê Phú KhảiNguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt NamTP HCM
62.Nguyễn Quốc TháiNhà báoTP HCM
63.Huỳnh Ngọc ChênhNhà báoTP HCM
64.Phạm Đình TrọngNhà vănTP HCM
65.Tô Lê SơnKỹ sưTP HCM
66.Nguyễn Lê Thu MỹNguyên chiến sĩ biệt động, quân báo khu Sài Gòn – Gia Định, cựu tù Côn ĐảoTP HCM
67.Lê ThânCựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Tổng thư ký Lực lượng nhân dân tranh thủ dân chủ Đà LạtNha Trang
68.Tuấn KhanhNhạc sĩTP HCM
69.Vũ Hồng ÁnhNghệ sĩ celloTP HCM
70.Phạm Xuân YêmNguyên Giám đốc nghiên cứu thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học, làm việc tại Đại học Pierre & Marie Curie, ParisPháp
71.Nguyễn Trường TiếnGS TS, Chủ tịch Hội Cơ học Địa chất Việt NamHà Nội
72.Tran Van BinhTS, Kỹ sư, Maintal / FrankfurtĐức
73.Ton That HungKỹ sư Lâm nghiệpHoa Kỳ
74.Trần Văn CungKỹ sư luyện kim, Sulzbach-RosenbergĐức
75.Trần Thu ThủyNội trợ, Sulzbach-RosenbergĐức
76.Nguyễn Đức HiệpChuyên gia khoa học khí quyển, Office of Environment & Heritage, NSWAustralia
77.Tiêu Dao Bảo CựNhà văn tự doĐà Lạt
78.Bùi Minh QuốcNhà thơ, nguyên Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Lâm ĐồngĐà Lạt
79.Trần Minh ThảoViết vănLâm Đồng
80.Hà Dương TườngNguyên Giáo sư Đại học CompiègnePháp
81.Ly Hoàng LyMFA Candidate 2013, Art in Studio - Sculpture Department School of the Art Institute of ChicagoHoa Kỳ
82.Hoàng Ngọc BiênNguyên Giáo sư thỉnh giảng, Phân khoa Giáo dục, Đại học Bách khoa Sài Gòn (73-75)Hoa Kỳ
83.Nguyễn Thế QuangNhà giáo, San JoseHoa Kỳ
84.Phan Quốc TuyênKỹ sư tin học, Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), GenevaThụy Sĩ
85.Hà Thúc HuyPGS TS, Đại học Khoa học Tự nhiên TP HCMTP HCM
86.Nguyễn ViệnNhà vănTP HCM
87.Nguyễn HòaTrang mạng Văn chương ViệtTP HCM
88.Vũ Thế KhôiNhà giáo ưu túHà Nội
89.Vũ Thế CườngTS, Kỹ sư Cơ khí, MunichĐức
90.Lê Mạnh ĐứcKỹ sưTP HCM
91.Đặng Thị HảoTS, nguyên cán bộ Viện Văn họcHà Nội
92.Nguyễn Tiến DũngTS, nguyên giảng viên Đại học Kỹ thuật Quân sự. Hiện là Ủy viên BCH Hội Tự động hóa Việt NamHà Nội
93.Nguyễn Hồng KhoáiChuyên viên Tư vấn Tài chính, Hội viên CLB Kế toán trưởng toàn quốc, Hội viên hội Tư vấn Thuế Việt NamHà Nội
94.Nguyễn Thị Khánh TrâmNghiên cứu viên Viện VHNT Việt Nam – Phân viện TP HCMTP HCM
95.Nguyễn Đức TườngGS TS, nguyên Giáo sư Đại học Ottawa, Canada, QuebecCanada
96.Đào Xuân DũngBác sĩHà Nội
97.Triệu XuânNhà vănTP HCM
98.Vũ Trọng KhảiPGS TS, Chuyên gia kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thônTP HCM
99.Xà Quế ChâuĐầu bếpTP HCM
100.Song ChiĐạo diễnĐan Mạch
101.Nguyễn Đăng NghĩaTS, nguyên Đại biểu HĐNDTP/HCM Khóa VII, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón và Môi trường phía NamTP HCM
102.Nguyễn Thiện CôngKỹ sư Cơ khíĐức
103.Nguyễn Lân ThắngHà Nội
104.Lê DũngHà Nội
105.Nguyễn Chí TuyếnHà Nội
106.Nguyễn Hồng KiênHà Nội
107.Lê Gia KhánhHà Nội
108.Ngô QuỳnhHà Nội
109.Phan Văn PhongHà Nội
110.Lê Hồng PhongHà Nội
111.Trương Minh TamNinh Bình
112.Nguyễn Hữu KhiêmBắc Ninh
113.Bùi Tiến HưngHà Nội
114.Nguyễn Thế AnhHà Nội
115.Hoàng AnhHà Nội
116.Vũ Quốc NgữHà Nội
117.Nguyễn Tường ThụyHà Nội
118.Lê HùngHà Nội
119.Lê Anh HùngHà Nội
120.Từ Anh TúBắc Giang
121.Nguyễn Chí ĐứcHà Nội
122.Ngô Thùy TrangHà Nội
123.Đinh Trần Nhật MinhHà Nội
124.Lê Thị Hồng HạnhHà Nội
125.Ngô Nhật ĐăngHà Nội
126.Vũ Triệu Bảo NgọcHà Nội
127.Bùi Thị HuệHưng Yên
128.Hà Thị VânBắc Ninh
129.Phạm Thanh NghiênHải Phòng
130.Hoàng Thị HàHà Nội
131.Bùi Thanh HiếuHà Nội
132.Bùi Việt HàCông ty Công nghệ Tin học Nhà trườngHà Nội
133.Nguyễn Mậu CườngNguyên giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội (từ 1966 đến 1995), PGS Đại học Agostinho – LuandaAngola
134.Nguyễn Văn TạcNhà giáo, đã nghỉ hưuHà Nội
135.Đặng Thị Hải NinhHưng Yên
136.Nguyễn Hữu TùngHà Nội
137.Nguyễn Thị Thanh TâmHà Nội
138.Nguyễn Thúy HàHà Nội
139.Phạm Vương AnhCựu sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam, Kỹ sư kinh tế, đã nghỉ hưuNghệ An
140.Hà Văn ThùyNhà vănTP HCM
141.Lê Mạnh ChiếnHưu tríHà Nội
142.Hà Dương TuấnCố vấn công nghệ thông tinPháp
143.Vũ Cao ĐàmPGS TS, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệHà Nội
144.André Menras – Hồ Cương QuyếtChủ tịch Hiệp hội trao đổi sư phạm Pháp – Việt (ADEP)Pháp